Khả năng về sự sống Gliese_581g

Hình vẽ nơi ở được của Gliese 581Hình ảnh của Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) so sánh hệ Mặt Trời của chúng ta với hệ Gliese 581, hành tinh f nằm ngay bên ngoài quỹ đạo của Sao Kim

Gliese 581 g có nhiệt độ vừa phải nên các nhà khoa học rất tin tưởng về sự sống dù chưa có bằng chứng. Nhưng 1 mặt của nó lại bị khoá chặt với ngôi sao. Vì vậy, phần sinh vật có thể sống được là rìa phân chia sáng tối.

Chưa có bằng chứng rõ ràng để khẳng định hành tinh 581g có sự sống, nhưng những phát hiện vừa qua cũng đủ để khiến cả nhân loại phập phồng. "Đây là bước tiến quan trọng trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. Khám phá này thật tuyệt dù vẫn còn khối thắc mắc cần giải tỏa", chuyên gia Michel Mayor thuộc Đại học Geneva (Thụy Sĩ), một thành viên của nhóm 11 nhà khoa học châu Âu đã tìm ra 581g, phấn khích. Alan Boss, chuyên gia hàng đầu của Viện Carnegie (Mỹ), có chung nhận xét: "Khám phá này là một bước đột phá đáng ghi nhận". Lâu nay, Viện Carnegie là đối thủ cạnh tranh với châu Âu trong cuộc đua tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. Lời khen của người Mỹ, vì thế, cho thấy phát hiện mới của người châu Âu đáng chú ý tới mức nào.

Trước đây, trong nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, các chuyên gia tập trung "ống ngắm" chủ yếu vào Sao Hỏa. Khi vươn ra khoảng vũ trụ bên ngoài Thái Dương hệ, người ta đã phát hiện 220 hành tinh, nhưng hầu hết đều không có những điều kiện cơ bản cho phép sự sống tồn tại. Chúng hoặc quá nóng, quá lạnh, quá lớn hoặc ở dạng khí. Chỉ đến khi hành tinh 581g được phát hiện thì hy vọng mới mở ra. "Chưa thể khẳng định rằng có sự sống ở đó, nhưng có thể nói rằng đó là một hành tinh giống Trái Đất với những yếu tố chứa đựng tiềm năng về sự sống", chuyên gia Chris McKay của NASA nhận xét.

Dù khấp khởi hy vọng nhưng vẫn còn quá nhiều điều chưa rõ ràng. Mỗi vòng quay của 581g quanh sao lùn đỏ Gliese 581 mất 26 ngày nhưng dường như 581g không tự quay quanh trục của nó như Trái Đất hay không. Nếu không quay quanh trục, có nghĩa là một mặt của 581gluôn được chiếu sáng còn mặt kia lại luôn tối. Mặt khác, nếu khí quyển bao quanh 581 g quá đặc thì nhiệt độ hành tinh này sẽ rất lớn, khó thích hợp để sự sống tồn tại.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có thể dùng tàu vũ trụ để bay tới hành tinh 581g hay không. Câu trả lời là: không thể. Hành tinh này nằm cách Trái Đất khoảng 20,5 năm ánh sáng (tương đương gần 200 ngàn tỉ km). Giả sử chúng ta có tàu vũ trụ bay với vận tốc 100 ngàn km/giờ thì cũng phải mất 2 tỉ giờ (khoảng 228 ngàn năm) mới tới nơi. Loài người chưa chế được thiết bị bay với vận tốc 100 ngàn km/giờ và đời người cũng không thể dài tới... 228 ngàn năm